Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, quy định thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư 5 năm kinh nghiệm vẫn phải tham gia đào tạo nghề công chứng trong vòng 06 tháng.
>> 4 nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa 2025
>> Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo Luật Lưu trữ 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014, những đối tượng miễn đào tạo nghề công chứng bao gồm:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
…
Tuy nhiên, theo quy định mới, những đối tượng trên không còn được miễn đào tạo nữa.
Cụ thể, khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025), quy định về thời gian đào tạo nghề công chứng như sau:
Đào tạo nghề công chứng
3. Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:
a) Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
b) Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, theo quy định mới, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư 5 năm kinh nghiệm vẫn phải tham gia đào tạo nghề công chứng trong vòng 06 tháng.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư 5 năm kinh nghiệm vẫn phải tham gia đào tạo nghề công chứng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 6 Luật Công chứng 2024, hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như sau:
(i) Có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản; trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng 2024.
(ii) Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.
(iii) Có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Căn cứ Điều 7 Luật Công chứng 2024, tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt; trường hợp người yêu cầu công chứng sử dụng tiếng nói, chữ viết không phải là tiếng Việt hoặc sử dụng ngôn ngữ của người khuyết tật thì phải dịch sang tiếng Việt.
Xem thêm>> Bắt đầu triển khai công chứng điện tử từ 01/7/2025
Xem thêm>> Công chứng viên chấm dứt hợp danh sau bao lâu thì được hợp danh vào văn phòng công chứng khác?