Điều kiện trong việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ theo quy định Luật Lưu trữ 2024. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề Lưu trữ theo Luật Lưu trữ 2024.
>> 04 trường hợp bắt buộc phải cung cấp dữ liệu cho cơ quan Nhà nước
>> Quy định về điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh
Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 56 Luật Lưu trữ 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2025) về điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
- Là công dân Việt Nam.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động dịch vụ lưu trữ và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ do Bộ Nội vụ tổ chức.
Đối với những trường hợp người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ngành lưu trữ thì chỉ cần đáp ứng điều kiện hai điều kiện là công dân Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Điều kiện trong việc cấp Chứng chỉ hành nghề Lưu trữ theo quy định Luật Lưu trữ 2024
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ tại khoản 2 Điều 56 Luật Lưu trữ 2024 bao gồm:
- Được hành nghề trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ hành nghề được cấp để hành nghề lưu trữ của mình.
- Khi có cơ quan thẩm quyền yêu cầu, phải xuất trình Chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Lưu trữ 2024, các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:
(i) Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ giấy, tài liệu lưu trữ trên vật mang tin khác.
(ii) Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để lưu trữ hồ sơ, tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ.
(iii) Số hóa, tạo lập, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ.
(iv) Tu bổ, khử trùng, khử axit, vệ sinh tài liệu, kho lưu trữ tài liệu.
(v) Tư vấn nghiệp vụ lưu trữ.
Lưu ý:
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ nêu trên là thuộc những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trữ quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
+ Có cơ sở vật chất, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; cá nhân phụ trách kỹ thuật, nghiệp vụ lưu trữ phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Khi đó các tổ chức này được cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ nơi đặt trụ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ.
- Cá nhân phụ trách kỹ thuật, nghiệp vụ lưu trữ tại tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trữ bao gồm số hóa, tạo lập, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; tu bổ, khử trùng, khử axit, vệ sinh tài liệu, kho lưu trữ tài liệu; tư vấn nghiệp vụ lưu trữ cá nhân độc lập kinh doanh dịch vụ lưu trữ phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; các cá nhân độc lập kinh doanh dịch vụ lưu trữ phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Điều 7 Giá trị của tài liệu lưu trữ - Luật Lưu trữ 2024 1. Tài liệu lưu trữ là bằng chứng về hoạt động của Đảng, Nhà nước, xã hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam. 2. Tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 3. Tài liệu lưu trữ số có đầy đủ giá trị pháp lý như thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. |