Đối với Tài khoản 983 (nghiệp vụ ủy thác và đại lý) được pháp luật quy định như thế nào ? – Văn Tâm (Bình Phước).
>> Tài khoản 971 (nợ khó đòi đã xử lý)
>> Tài khoản 941 (lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 983 - Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Tài khoản 983 - Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý dùng để hạch toán các khoản:
- Cho vay theo hợp đồng nhận ủy thác: Tài khoản này mở tại tổ chức tài chính vi mô nhận uỷ thác cho vay vốn, dùng để phản ánh tình hình cho vay, thu nợ khách hàng bao gồm các khoản Nợ trong hạn và Nợ quá hạn bằng vốn nhận uỷ thác (bên nhận uỷ thác không phải chịu rủi ro cho vay).
Tổ chức tài chính vi mô nhận uỷ thác cho vay vốn căn cứ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện phân loại các khoản cho vay bằng nguồn vốn nhận uỷ thác (bên nhận uỷ thác không phải chịu rủi ro cho vay) theo quy định hiện hành về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời thông báo ngay cho bên uỷ thác (Bên thứ ba) tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để bên uỷ thác chịu trách nhiệm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tài chính vi mô mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng khách hàng vay.
- Các nghiệp vụ đại lý khác: Tài khoản này mở tại Tổ chức vi mô nhận uỷ thác, làm đại lý, dùng để phản ánh tình hình thực hiện các nghiệp vụ đại lý khác.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 983 (nghiệp vụ uỷ thác và đại lý) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh kế toán của Tài khoản 983 - Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ: Số tiền cho vay bằng vốn nhận uỷ thác.
Bên Có: Số tiền khách hàng trả nợ.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, chứng từ kế toán được quy định như sau:
Điều 5. Chứng từ kế toán - Nghị định 174/2016/NĐ-CP 1. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán. 2. Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật kế toán. 4. Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật kế toán thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử. 5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |