Hiện tại, pháp luật quy định Tài khoản 971 (nợ khó đòi đã xử lý) như thế nào? – Thanh Lam (Lâm Đồng).
>> Tài khoản 941 (lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được)
>> Tài khoản 701 (doanh thu từ hoạt động tín dụng)
Căn cứ Điều 66 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về Tài khoản 971 - Nợ khó đòi đã xử lý áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 971 dùng để hạch toán các khoản:
+ Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi: Nợ bị tổn thất (bao gồm cả nợ gốc; nợ lãi) đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của Bộ Tài chính, hết thời gian quy định mà không thu được thì được huỷ bỏ khoản nợ theo quy định pháp luật hiện hành;
+ Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán: Tài khoản 971 dùng để theo dõi các khoản nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán của các tổ chức tài chính vi mô đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để tận thu nợ. Thời gian theo dõi trên tài khoản này thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, hết thời gian theo dõi mà vẫn còn số dư thì được hủy bỏ khoản nợ.
- Các tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng và từng khoản nợ. Đối với những khoản xoá nợ theo Lệnh của Chính phủ thì không hạch toán vào Tài khoản 971.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 971 (nợ khó đòi đã xử lý) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Bên Nợ:
Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp nhưng đưa ra theo dõi ngoài báo cáo tình hình tài chính.
- Bên Có:
+ Số tiền thu hồi được của khách hàng;
+ Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi.
- Số dư bên Nợ: Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi để thu hồi tại thời điểm báo cáo.
Căn cứ Điều 35 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung kiểm tra kế toán như sau:
- Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
+ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
+ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
- Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật Kế toán 2015.
Điều 34. Kiểm tra kế toán - Luật Kế toán 2015 1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm: a) Bộ Tài chính; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý; d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc. 3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm: a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này; b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán. |