Số lần thanh tra đối với hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm theo Nghị quyết 198. Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68.
>> Tóm tắt điều kiện DAP Incoterms mới nhất 2025 dễ hiểu
>> Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất 2025
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin về “Số lần thanh tra đối với hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm theo Nghị quyết 198” quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
Ngày 17/05/2025, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 198/2025/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/05/2025.
Trong đó, căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 198/2025/QH15 có quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cụ thể như sau:
…
1. Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
2. Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
...
Theo đó, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Đồng thời, số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Như vậy, số lần kiểm tra đối với hộ kinh doanh không quá 1 lần trong 1 năm theo quy định tại Nghị quyết 198/2025/QH15.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Số lần thanh tra đối với hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm theo Nghị quyết 198
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại Mục 7 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định về hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh cụ thể như sau:
...
7. Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh
- Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đẩy mạnh số hoá, minh bạch hoá, đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện đối với chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm... để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
- Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, ưu tiên chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh là thanh niên, phụ nữ, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và các mô hình kinh doanh bao trùm, tạo tác động xã hội.
...
Xem thêm >> Cập nhật một số văn bản liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân hiện nay
Căn cứ tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân cụ thể bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.