Khi người lao động có hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động. Hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là sa thải. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, người sử dụng lao động lạm quyền và sa thải không đúng quy định. Vậy người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân?
>> 03 trường hợp bắt buộc phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản
>> 02 Thay đổi về lương hưu trong năm 2022
1. Khi nào có quyền sa thải người lao động
Sa thải người lao động là một trong những hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 4 Điều 124 Bộ Luật lao động 2019. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức sa thải trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 125 Bộ Luật này như sau:
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Nguyên tắc khi xử lý kỷ luật lao động được thực hiện theo Điều 122 Bộ Luật này như sau:
Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
2. Sa thải người lao động trái pháp luật có phải chịu trách hình sự không
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:
Khi người lao động có căn cứ cho tằng việc sa thải là trái pháp luật, người lao động có thể tiến hành khiếu nại về kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
Sau khi giải quyết tranh chấp, nếu có kết luận người lao động bị kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định Điều 44 BLLĐ 2019 như sau:
Bên cạnh đó, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi sa thải trái pháp luật, để xác định được hành vi đó cần xem xét hành vi này có đủ yếu tố cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 hay không.
Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
Theo như quy định trên, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện hành vi sa thải người lao động, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự với hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, nếu hành vi sa thải này được thực hiện vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị xử lý hình sự.
CCPL: Bộ Luật lao động 2019
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017