Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được quy định chi tiết tại Luật số 37/2024/QH15 được Quốc hội ban hành ngày 27/06/2024 và có hiệu lực đầu năm 2025.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/12/2024
>> 08 trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông
Ngày 17/11/2016 Quốc hội ban hành Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được quy định chi tiết tại Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c khoản 14, điểm b, q, đ khoản 45 và điểm c khoản 46 Điều 1 Luật số 37/2024/QH15 và điểm b khoản 10 Điều 73 Luật Giá 2023) như sau:
Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
(i) Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016.
(ii) Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật.
(iii) Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá.
(iv) Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
(v) Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
(vi) Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận.
(vii) Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá.
(viii) Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá.
(ix) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016.
(x) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản.
(ii) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(iii) Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng.
(iv) Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá.
(v) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật.
(vi) Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
(vii) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá.
(viii) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên.
(ix) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu giá tài sản 2016.
(x) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức.
(xi) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
(xii) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.
(xiii) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng xem thêm >> [TẠI ĐÂY]