Quy định về việc vận hành, khai thác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được thực hiện theo quy định tại Luật Đường bộ 2024.
>> Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024
Căn cứ Điều 49 Luật Đường bộ 2024, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định tại Chương II Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây
(i) Ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông đường bộ; phát hiện, cảnh báo và xử lý sự cố trên đường cao tốc; theo dõi phương tiện, thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu giao thông.
(ii) Công tác kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được thực hiện thường xuyên, kịp thời xử lý sự cố trên đường cao tốc.
(iii) Đối với các hạng mục liên quan đến an toàn xe chạy, các công trình cầu, hầm đường bộ và các công trình, thiết bị liên quan đến an toàn trong vận hành, khai thác phải được kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; sửa chữa, khắc phục kịp thời.
(iv) Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về việc vận hành, khai thác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
(Ảnh mimh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024, các trường hợp đường cao tốc phải tạm dừng khai thác bao gồm:
(i) Công trình bị hư hỏng do xảy ra sự cố công trình, do hậu quả của thiên tai không thể khai thác, sử dụng an toàn.
(ii) Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm dừng khai thác để phục vụ cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
(iii) Khi có yêu cầu phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây:
- Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế.
- Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông.
- Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý.
- Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ đối với đường bộ cao tốc từ ngày 01/01/2025
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
Điều 55. Chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ đường cao tốc - Luật Đường bộ 2024 Chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật này và các quy định sau đây: 1. Đối với đường cao tốc do Nhà nước quản lý, khai thác thì chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ được bảo đảm từ ngân sách nhà nước; 2. Đối với đường cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. |