Việc nâng cấp đường cao tốc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt.
>> Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ 01/01/2025
>> Hoạt động của 05 nhóm công ty tài chính từ ngày 01/7/2024
Theo khoản 1 Điều 48 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025), việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc được thực hiện để đáp ứng yêu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc được thực hiện theo các phương án sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Đường bộ 2024, đối với dự án đã được đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong giai đoạn thực hiện hợp đồng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhà đầu tư về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc theo một trong các phương án sau đây:
(i) Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư để mở rộng, nâng cấp.
(ii) Nhà nước tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp theo phương thức đối tác công tư hoặc đầu tư công, trừ trường hợp trùng lặp với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định dự án hoặc trùng lặp với dự án đầu tư công đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư công.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các phương án mở rộng, nâng cấp đường cao tốc từ ngày 01/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Luật Đường bộ 2024, trường hợp thỏa thuận được với nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và tổ chức đàm phán với nhà đầu tư hiện hữu để điều chỉnh hợp đồng.
Căn cứ khoản 4 Điều 48 Luật Đường bộ 2024, trường hợp không thỏa thuận được với nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1 hoặc Mục 2, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chấm dứt hợp đồng theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lợi ích quốc gia, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia.
Điều 47. Đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc - Luật Đường bộ 2024 1. Việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc phù hợp với quy định tại Điều 28 của Luật này. 2. Đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình sau đây: a) Đường gom hoặc đường bên; b) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc; c) Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; d) Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ; đ) Công trình kiểm soát tải trọng xe. 3. Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và quy hoạch, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư, xác định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy mô làn xe quy hoạch hoặc tiến độ dự án được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư. 4. Việc đầu tư đường cao tốc qua đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy định của pháp luật có liên quan; có giải pháp phù hợp để phát triển không gian, kết nối giao thông khu vực hai bên đường, bảo đảm môi trường. 5. Cấp quyết định đầu tư được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh tiểu dự án, dự án thành phần trong trường hợp kinh phí các tiểu dự án, dự án thành phần có sự thay đổi so với sơ bộ tổng mức đầu tư của tiêu dự án, dự án thành phần được duyệt nhưng không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp quyết định tách dự án thành các tiểu dự án, dự án thành phần, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc giao cho một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án; chịu trách nhiệm rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất điều chỉnh tổng mức đầu tư giữa các tiểu dự án, dự án thành phần, bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư. |