Năm 2024, có bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không? Mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là bao nhiêu? – Lê Huy (Hà Nội).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7303-2-5:2006 về thiết bị điện y tế (Phần 2-5)
Khoản 1 và khoản 2 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
“Điều 63. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.
2. Doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ và cơ chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.”
Như vậy, doanh nghiệp ngoài nhà nước không bắt buộc phải trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ mà Nhà nước chỉ đang khuyến khích. Trái ngược lại, doanh nghiệp nhà nước sẽ phải trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ với tỷ lệ trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh do Chính phủ quy định.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Quy định về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích thành lập quỹ và thông báo việc thành lập quỹ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp (theo khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ 2013).
Việc thông báo thành lập Quỹ, mức trích lập cụ thể và việc báo cáo mức trích lập hằng năm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Căn cứ theo quy định Mục 3 Luật Khoa học và công nghệ 2003, ngoài Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thì còn có các loại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sau đây:
(i) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia do Chính phủ thành lập nhằm mục đích tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tài trợ, cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
(ii) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để phục vụ yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ của mình.
Quỹ này được sử dụng vào các mục đích tương tự như Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
(iii) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận để tài trợ không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, bảo lãnh vốn vay phục vụ yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân.