PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 2)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 26/4/2023, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, yếu tố xâm phạm quyền tác giả được xác định như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
(i) Xâm phạm quyền đặt tên cho tác phẩm: Thay đổi tên tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm dịch hoặc pháp luật có quy định khác.
(ii) Xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên trên tác phẩm: Mạo danh tác giả, giả mạo tên, chữ ký tác giả, không nêu hoặc cố ý nêu sai tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm khi khai thác, sử dụng.
(iii) Xâm phạm quyền công bố tác phẩm: Công bố tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả; chiếm đoạt quyền tác giả.
(iv) Xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: Xuyên tạc tác phẩm; sửa đổi, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
(v) Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: Tác phẩm đã có được sử dụng làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
(vi) Xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm tại nơi công cộng hoặc nơi bán vé, thu tiền vào cửa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 và Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(vii) Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: Nhân bản, tạo bản sao tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật; sao chép phần tác phẩm, trích đoạn, lắp ghép mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20, Điều 25, Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(viii) Xâm phạm quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng: Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao hữu hình tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20, Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(ix) Xâm phạm quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng: Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm qua mạng viễn thông và mạng Internet mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 và Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(x) Xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
(xi) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm pháp lý quy định tại các Điều 25, 25a và 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(xii) Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện trên bản gốc, bản sao tác phẩm để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), Điều 25 và Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(xiii) Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
(xiv) Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
(xv) Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
(xvi) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 77 Điều 1 Luật số 77/2022/QH15), các Điều 113 và 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 3)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.
Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả phải xem xét tính nguyên gốc của sự sáng tạo tác phẩm và sự thể hiện, biểu hiện của ý tưởng mà không phải bản thân ý tưởng.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 4)