PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 26/4/2023, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tại Điều 64 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại các Điều 28 và Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 8, 10 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) bao gồm:
(i) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan: Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12); các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(ii) Có yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đối tượng bị xem xét.
(iii) Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, trừ trường hợp đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện hành vi xâm phạm với các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan còn lại và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 9 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12), và các Điều 25, 25a, 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
(iv) Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet mà người tiêu dùng hoặc người khai thác, sử dụng nội dung thông tin số tại Việt Nam.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 2)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được dựa vào các căn cứ sau đây:
Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Đối với quyền tác giả, quyền liên quan đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đó.
Đối với quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định theo giả định về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 198a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 77 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và Điều 59 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 3)