PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 như sau:
>> Quy định về xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023
Căn cứ Điều 72 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về giảm sút về thu nhập, lợi nhuận như sau:
(i) Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm:
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do trực tiếp, gián tiếp khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
(ii) Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
- Ảnh hưởng đến khai thác bình thường tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng: So sánh số lượng bản sao thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh tần suất khai thác, sử dụng, công chiếu, phát sóng, truyền đạt, truy cập tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; so sánh số lượng khách hàng sử dụng, thuê bao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
- So sánh giá bán thực tế trên thị trường của bản sao trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
- Gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền: So sánh trực tiếp doanh thu có được từ việc khai thác, sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập quy định tại đoạn (i) mục này.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tổn thất về cơ hội kinh doanh như sau:
(i) Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm:
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
- Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
(ii) Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại đoạn (i) mục này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.
Căn cứ Điều 74 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại như sau:
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê luật sư, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.