PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 3)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 26/4/2023, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, yếu tố xâm phạm quyền tác giả được xác định như sau:
- Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm hoặc tác phẩm gốc, tính nguyên gốc của sự sáng tạo tác phẩm, sự thể hiện, biểu hiện của ý tưởng sáng tạo tác phẩm; thời điểm hoàn thành tác phẩm; sự tiếp cận, thời gian, thời điểm tiếp cận của tác giả đối với tác phẩm đã có.
- Bản sao tác phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây:
+ Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.
+ Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.
+ Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu tại Mục 4.1 phần 3 của bài viết bị coi là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền tác giả.
Sản phẩm được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu tại (vii) Mục 4.1 phần 03 của bài viết bị coi là hàng hoá sao chép lậu theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bở khoản 79 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15).
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, yếu tố xâm phạm quyền liên quan được xác định như sau:
Hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
(i) Xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn: Không giới thiệu tên hoặc cố ý nêu sai tên người biểu diễn khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn, trừ trường hợp không thể giới thiệu đầy đủ tên của người biểu diễn vì lý do khách quan và tính chất, quy mô, thể loại biểu diễn.
(ii) Xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn: Xuyên tạc hình tượng biểu diễn; sửa đổi, cắt xén cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
(iii) Xâm phạm quyền định hình trực tiếp cuộc biểu diễn: Định hình trực tiếp cuộc biểu diễn mà không được sự cho phép của người biểu diễn theo quy định của pháp luật.
(iv) Xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình: Nhân bản, sao chép, trích, ghép toàn bộ hoặc một phần bản định hình cuộc biểu diễn mà không được sự đồng ý của người biểu diễn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 29 và Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15).
(v) Xâm phạm quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình: Phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà không được sự đồng ý của người biểu diễn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng và trừ trường hợp quy định tại Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15).
(vi) Xâm phạm quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn dưới dạng hữu hình: Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn dưới dạng hữu hình mà không được sự đồng ý của người biểu diễn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15).
(vii) Xâm phạm quyền cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình: Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình mà không được sự đồng ý của người biểu diễn theo quy định của pháp luật.
(viii) Xâm phạm quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn: Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn mà không được sự đồng ý của người biểu diễn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Số 07/2022/QH15).
(ix) Các trường hợp nêu tại Mục 5.4 phần 6 của bài viết.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định về tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 5)