Việc thay đổi mức vốn điều lệ trong quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
>> Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân
>> Hướng dẫn xác định, xây dựng giá gói thầu mua sắm thiết bị y tế năm 2024
Căn cứ Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, quỹ tính dụng nhân dân thực hiện thay đổi mức vốn điều lệ như sau:
(i) Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung.
- Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
(ii) Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
- Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ.
- Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
(iii) Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát.
(iv) Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu ban hành kèm theo Phụ lụcThông tư 29/2024/TT-NHNN |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về thay đổi mức vốn điều lệ trong quỹ tín dụng nhân dân
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, việc góp vốn của thành viên tổ chức tín dụng được quy định như sau:
(i) Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
- Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300 nghìn đồng và được quy định tại Điều lệ.
- Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
(ii) Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
(iii) Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này.
(iv) Việc ghi nhận vốn góp của thành viên theo quy định tại khoản (i) Mục này vào vốn điều lệ được thực hiện như sau:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên mới.
- Vốn góp bổ sung được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi các thành viên đã hoàn thành việc góp vốn.
(v) Căn cứ số vốn thực góp của thành viên theo quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện:
- Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Sổ vốn góp theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-NHNN cho thành viên mới sau khi được Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên.
- Thực hiện cập nhật thay đổi mức vốn góp vào Sổ góp vốn cho thành viên sau khi thành viên hoàn thành góp vốn bổ sung.
(vi) Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi việc góp vốn; Chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp và hoàn trả vốn góp của thành viên.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]