Các trường hợp thành viên của quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị chấn dứt tư cách thành viên được quy định tại Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
>> Hướng dẫn xác định, xây dựng giá gói thầu mua sắm thiết bị y tế năm 2024
>> Thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng điện tử năm 2024
Căn cứ Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, thành viên quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
- Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích.
- Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân.
- Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, trừ trường hợp không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định.
- Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
(ii) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
(iii) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
- Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
- Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên.
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu ban hành kèm theo Phụ lụcThông tư 29/2024/TT-NHNN |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hội đồng quản trị quyết định việc chấm dứt tư cách thành viên và tổng hợp danh sách trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.
Việc xử lý vốn góp của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Mục 1 nêu trên thực hiện như sau:
(i) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai và thứ ba khoản (i) Mục 1 nêu trên.
- Được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
- Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: quyền, nghĩa vụ của thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản.
- Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên tự nguyện (Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân): Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
- Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên do khai trừ: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.
Lưu ý: Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng phúc lợi (nếu có) theo quyết định của Đại hội thành viên sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật và Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 29. Quyền của quỹ tín dụng nhân dân - Thông tư 29/2024/TT-NHNN 1. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ; đào tạo nghiệp vụ. 2. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 3. Được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã. 4. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 5. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống liên quan đến khoản vay và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. 6. Từ chối các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật. 7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. |