Từ ngày 01/7/2024, quy định về việc đặt tên và trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
>> Tiêu chuẩn và điều kiện của ban kiểm soát tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
>> Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
Ngày 30/6/20424, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, việc đặt tên và trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Tên của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định của pháp luật có liên quan. Tên của tổ chức tài chính vi mô được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
(i) Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
(ii) Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn và tên riêng.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN |
Quy định về tên và trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các điều kiện sau:
(i) Là nơi làm việc của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng.
(ii) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
(iii) Tổ chức tài chính vi mô có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp.
(iv) Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(v) Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
(vi) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa trụ sở chính với chi nhánh, phòng giao dịch, giữa chi nhánh quản lý với phòng giao dịch đảm bảo an toàn, bảo mật và yêu cầu báo cáo, thống kê.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Quy định về vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Thông tư 33/2024/TT-NHNN Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 4. Khách hàng tài chính vi mô bao gồm các đối tượng sau: a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật; b) Cá nhân có thu nhập thấp, bao gồm: (i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn; (ii) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn; (iii) Người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tương ứng mức thu nhập bình quân của đối tượng khách hàng quy định tại điểm b(i) và b(ii) khoản này; c) Hộ gia đình có thu nhập thấp là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân của cá nhân thuộc hộ tương ứng mức thu nhập bình quân của cá nhân có thu nhập thấp theo từng khu vực quy định tại điểm b(i) và b(ii) khoản này; d) Doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật. ... |