Từ ngày 01/7/2024, thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 11/07/2024
>> Các phương thức giải ngân đối với đơn vị bao thanh toán từ 01/07/2024
Ngày 30/6/20424, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 33/2024/TT-NHNN như sau:
Thành viên Hội đồng thành viên phải đáp ứng đầy đủ 04 tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
(i) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(ii) Không phải là người đang quản lý, điều hành của chương trình, dự án tài chính vi mô; của tổ chức phi chính phủ đang thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
(iii) Có đạo đức nghề nghiệp.
(iv) Có trình độ từ đại học trở lên.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN |
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
(i) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng.
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật.
(iii) Có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iv) Có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Quy định về vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Quy định về tên và trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Thông tư 33/2024/TT-NHNN Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 2. Cuộc họp thành viên sáng lập là cuộc họp của các thành viên sáng lập, có nhiệm vụ: a) Thông qua dự thảo Điều lệ của tổ chức tài chính vì mô, Đề án thành lập tổ chức tài chính vi mô và danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên; b) Bầu Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị từ những thành viên tham gia góp vốn là những người trong Danh sách dự kiến được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên và một số thành viên khác để triển khai các công việc liên quan đến chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô; c) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập tổ chức tài chính vi mô. 3. Cuộc họp thành viên góp vốn đầu tiên là cuộc họp của các thành viên sáng lập và các thành viên góp vốn khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc việc thành lập, có nhiệm vụ: a) Thông qua Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô; b) Bầu, bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên theo danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; c) Thông qua các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô; d) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập tổ chức tài chính vi mô. ... |