Thành viên Ban kiểm soát của các tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật.
>> Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
>> Thông báo thông tin về cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
Căn cứ Điều 14 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, thành viên Ban kiểm soát tổ chức tài chính vi mô phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
(i) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(ii) Có đạo đức nghề nghiệp.
(iii) Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có trình độ từ trung cấp trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô.
(iv) Trưởng Ban kiểm soát tổ chức tài chính vi mô phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn bộ biểu mẫu cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN |
Tiêu chuẩn và điều kiện của Ban kiểm soát tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 17 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, việc đánh giá có đạo đức nghề nghiệp đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra, kiểm tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
(ii) Người có tên tại kết luận thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(iii) Người bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(iv) Người phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật nêu tại kết luận thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước mà kiến nghị liên quan đến các vi phạm đó chưa được khắc phục, chỉnh sửa.
Nhân sự dự kiến không thuộc trường hợp bị coi là không có đạo đức nghề nghiệp phải đáp ứng các quy định như sau:
(i) Nhân sự dự kiến đã, đang công tác tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các quy định về quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó ban hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài.
(ii) Nhân sự dự kiến phải đáp ứng các quy định về quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do tổ chức tài chính vi mô ban hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô.
Lưu ý: Tổ chức tài chính vi mô nơi nhân sự dự kiến đã, đang công tác có trách nhiệm đánh giá về việc có đạo đức nghề nghiệp đối với nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng khác, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài khi nhân sự dự kiến có đề nghị.