PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023 (Phần 3)
>> Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023 (Phần 2)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, từ ngày 26/4/2023, quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tổ chức nêu tại các Mục 6.3 và 6.4 phần 3 bài viết này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
- Thông báo cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch danh mục bản sao tác phẩm dưới định dạng dễ tiếp cận của tổ chức và công khai danh mục này trên trang thông tin điện tử của tổ chức nếu tổ chức có trang thông tin điện tử.
-Bảo đảm tôn trọng quyền riêng tư của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
- Báo cáo hằng năm cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15); chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Tổ chức tương ứng theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định tại các khoản 3 và 5 Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là các tổ chức được các quốc gia thành viên điều ước cho phép.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023 (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc sao chép phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận đối với phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sao chép.
Trường hợp sử dụng trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết.
- Việc sao chép không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Quy định này không áp dụng trong trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, trích dẫn hợp lý cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được quy định như sau:
(i) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là việc sử dụng các trích đoạn nhằm mục đích thuần túy đưa tin.
(ii) Việc trích dẫn hợp lý qnêu tại (i) nêu trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;
+ Phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, bản sao tạm thời được quy định như sau:
Bản sao tạm thời quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện, thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.