Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023 pháp luật hiện nay quy định như thế nào? – Minh Quý (Hậu Giang).
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, từ ngày 26/4/2023, Các trường hợp ngoại lệ không bị xem là xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép được quy định như sau:
(i) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại quy định tại các điểm b và e khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là hành vi sao chép hợp lý không quá một bản một phần tác phẩm.
(ii) Thiết bị sao chép quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là thiết bị có chức năng sao chép với toàn bộ hoặc một phần linh kiện liên quan được tự động hóa trên cơ sở có hoặc không có trả tiền dịch vụ bởi bất kỳ ai không thuộc về tổ chức sở hữu, chiếm hữu hoặc khai thác thương mại thiết bị đó.
(iii) Đối với tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết, hành vi sao chép hợp lý nêu tại (i) Mục này là hành vi sao chép bằng cách photocopy, chụp ảnh hoặc hình thức tương tự khác tối đa không quá 10% tổng số trang hoặc tổng đơn vị lưu trữ (bytes), tổng số từ của ấn bản, độ dài nội dung của ấn bản đối với tác phẩm được cung cấp dưới dạng ấn bản điện tử không chia trang.
Hành vi sao chép hợp lý bằng thiết bị sao chép quy định tại khoản này phải là hành vi độc lập với từng tổ chức, cá nhân thực hiện và nếu có sự lặp lại thì đó là các trường hợp riêng lẻ không liên quan đến nhau trên cùng một tác phẩm.
(iv) Tổ chức, cá nhân sao chép tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết với tỷ lệ phần trăm nhiều hơn mức nêu tại (iii) Mục này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023
( Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc sử dụng hợp lý tác phẩm được quy định như sau:
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc sử dụng tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm.
Trường hợp sử dụng tác phẩm trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết.
- Việc sử dụng tác phẩm không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong ấn phẩm, cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) phải trong phạm vi cơ sở giáo dục và áp dụng tương tự các điều kiện nêu tại Mục 4 phần 2 của bài viết.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan từ 26/4/2023 (Phần 2)