Từ ngày 11/7/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán, báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>> Quy định về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2025
>> Các phương thức khai thác thông tin, dữ liệu về giá từ ngày 10/07/2024
Theo Nghị định 86/2024/NĐ-CP ngày 11/7/2024, quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái và có hiệu lực kể từ ngày ký. Cụ thể về việc thực hiện hạch toán và báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo Điều 15 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán số tiền trích lập, sử dụng, bổ sung, hoàn nhập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo các quy định của pháp luật về chế độ hạch toán kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 [Cập nhật ngày 17/07/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về việc thực hiện hạch toán, báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từ 11/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro như sau:
(i) Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
(ii) Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính theo quy định pháp luật về báo cáo thuế.
(iii) Hằng năm, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với từng loại hình như sau:
- Đối với tổ chức tín dụng cổ phần: Đại hội đồng cổ đông.
- Đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã: Đại hội thành viên.
- Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ sở hữu.
- Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thành viên góp vốn.
- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Ngân hàng mẹ.
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng từ 11/7/2024
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: 02 trường hợp tổ chức tín dụng phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từ 11/7/2024
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Quy định về hồ sơ xử lý rủi ro trong phương pháp trích lập dự phòng từ 11/7/2024