Việc chuyển nhượng vốn góp đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? Và tỷ lệ sở hữu vốn góp là bao nhiêu?
>> Quy định chung về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/7/2024
(i) Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các thành viên góp vốn thực góp và được ghi vào Điều lệ.
(ii) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
(iii) Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền là đồng Việt Nam.
(Căn cứ Điều 21 Thông tư 33/2024/TT-NHNN)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN |
Quy định về chuyển nhượng vốn góp đối với tổ chức tài chính vi mô
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 23 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ các quy định của Mục 3 bài viết này, Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định của pháp luật có liên quan.
(ii) Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện đảm bảo các tỷ lệ sở hữu vốn góp quy định tại Mục 3 bài viết.
(iii) Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, pháp nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo:
- Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô.
- Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô.
- Pháp nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đối với thành viên sáng lập.
Căn cứ Điều 22 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, tỷ lệ sở hữu vốn góp đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
(i) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị - xã hội phải đạt tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
(ii) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn không phải là tổ chức chính trị - xã hội không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị - xã hội.
(iii) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn và người có liên quan tối đa không vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
Điều 10. Thông báo thông tin về cấp Giấy phép cho cơ quan đăng ký kinh doanh - Thông tư 33/2024/TT-NHNN 1. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động, tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về các điều kiện khai trương hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và ngày dự kiến khai trương hoạt động. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động, tổ chức tài chính vi mô có văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo đã khai trương hoạt động. 3. Trong thời hạn 05 làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức tài chính vi mô tại khoản 2 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. |