Tôi muốn biết quy chuẩn an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò năm 2024 là như thế nào? Khi nào quy chuẩn đó có hiệu lực thi hành? – Tuyết Nhi (Lào Cai).
>> Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại, dân sự năm 2024
QCVN 21:2023/BCT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò biên soạn, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư 35/2023/TT-BCT ngày 21/12/2023. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024.
- Cáp điện phòng nổ dùng trong mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ phải thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn về cáp điện sử dụng trong công nghiệp, dân dụng như: TCVN 5935-1:2013 (IEC-60502-1-2009), TCVN 6612-2007 (IEC 60228-2004), TCVN 6610 (IEC 60227), TCVN 9615 (IEC 60245), TCVN 6613-2010 (IEC 60332-2004) và các yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
- Điện áp danh định của cáp điện phòng nổ được biểu thị bằng Uo/U và đơn vị là kV. Uo là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa ruột dẫn và đất hoặc màn chắn bảo vệ mà cáp điện phòng nổ được thiết kế, U là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa các ruột dẫn mà cáp điện phòng nổ được thiết kế.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Quy chuẩn an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò có hiệu lực từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Giá trị điện áp danh định của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò gồm:
- Cáp để truyền dẫn các loại tín hiệu, dữ liệu, đo lường, điều khiển, tự động hóa: 12 V, 36 V, 48V, 127 V.
- Cáp cho đèn ắc quy: 12 Vdc.
- Cáp chiếu sáng và cáp mạch lực: 0,3/0,5 kV, 0,38/0,66 kV, 0,66/1,14 kV, 1,9/3,3 kV, 3,6/6 kV, 6/10 kV, 8,7/10 kV.
- Trên vỏ của cáp điện phòng nổ phải ghi các ký hiệu cáp và chỉ số chiều dài của cáp, có màu tương phản với màu của vỏ cáp và khoảng cách in cách nhau là 1 mét.
- Ký hiệu của cáp điện phòng nổ phải có các ký tự bằng chữ và số thể hiện được các thông số sau:
+ Ký tự chữ thể hiện: Loại cáp, chức năng sử dụng, kết cấu, điện áp danh định của điện áp pha của cáp.
+ Ký tự số thể hiện: Chỉ số lõi mạch lực và tiết diện, chỉ số lõi nối đất và tiết diện, chỉ số lõi điều khiển và tiết diện. Đơn vị tính là mm2, kết nối các ký tự số là dấu “x”.
- Ruột dẫn điện của cáp điện phòng nổ phải được làm bằng đồng ủ.
- Ruột dẫn điện của cáp cứng:
+ Ruột dẫn điện của cáp cứng sử dụng dây đồng đặc một sợi dạng tròn có điện trở tuân thủ theo quy định tại Bảng 1 QCVN 21:2023/BCT.
+ Ruột dẫn bện của cáp cứng: Các sợi trong từng ruột dẫn phải có cùng đường kính danh định; số lượng sợi trong từng ruột dẫn không được nhỏ hơn số lượng tối thiểu tương ứng có kết cấu và điện trở theo quy định tại Bảng 2 QCVN 21:2023/BCT.
- Ruột dẫn bện của cáp mềm.
+ Ruột dẫn điện của cáp mềm: Các sợi trong từng ruột dẫn phải có cùng đường kính danh định; đường kính của các sợi trong từng ruột dẫn không được vượt quá giá trị lớn nhất tương ứng có kết cấu và điện trở theo quy định tại Bảng 3 QCVN 21:2023/BCT.
- Dòng điện cho phép của cáp điện phòng nổ ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 25°C theo quy định tại Bảng 4 QCVN 21:2023/BCT.
- Hệ số chuyển đổi của dòng điện cho phép của cáp điện phòng nổ ở các nhiệt độ môi trường khác nhau quy định tại Bảng 5 QCVN 21:2023/BCT.
- Vật liệu cách điện phải là chất điện môi dạng đùn thuộc một trong các loại vật liệu được quy định tại Bảng 6 QCVN 21:2023/BCT.
- Nhiệt độ cao nhất của lõi cáp đối với các loại hợp chất cách điện được quy định tại Bảng 7 QCVN 21:2023/BCT.
- Độ dày của lớp cách điện tại điểm mỏng nhất không được nhỏ hơn 90 % giá trị danh định trừ đi 0,1 mm.
- Cách điện của lõi cáp phải chịu thử nghiệm điện áp tần số công nghiệp với lõi cáp được ngâm trong nước có giá trị điện áp được quy định tại Bảng 8 QCVN 21:2023/BCT, kết quả không có sự phóng điện đánh thủng cách điện của ruột dẫn.
- Không được có sự liên kết bám dính giữa lớp cách điện với:
+ Ruột dẫn.
+ Lớp màn chắn bảo vệ bằng cao su bán dẫn.
+ Vỏ bọc.
- Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp.
- Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau:
+ Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần.
+ Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần.
+ Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động.
- Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch.
- Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với:
+ Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài.
+ Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài.
- Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
+ Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
+ Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
+ Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
- Màn chắn bảo vệ kim loại phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009).
- Cáp điện sử dụng cho các mỏ hầm lò phải có lớp màn chắn bảo vệ bọc quanh các cách điện của ruột dẫn điện.
- Lớp màn chắn bảo vệ bán dẫn được ép đùn hoặc quấn quanh cách điện của lõi cáp phải có thể bóc ra khỏi lớp cách điện và bề mặt cách điện của phần bị tước không được có hư hỏng hoặc tàn dư của lớp màn chắn bảo vệ bán dẫn.
- Lõi cáp:
+ Các lõi cáp gồm lõi mạch lực và các lõi điều khiển phải được xoắn lại với nhau, bước xoắn của lõi cáp và cách bố trí của các ruột cáp phụ thuộc vào loại cáp cụ thể và được cho trong các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cáp.
+ Các lõi cáp phải được phân biệt bằng màu đảm bảo không có các lõi cáp có màu giống nhau, dễ ràng phân biệt các lõi mạch lực, lõi điều khiển và lõi tiếp đất được bố trí có vỏ bán dẫn màu đen hoặc để ruột đồng trần.
- Vỏ bọc kim bảo vệ cáp: Vỏ bọc kim để bảo vệ cơ học cho cáp cứng lắp cố định, được làm từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bằng thép mạ kẽm, các thông số cho trong tài liệu kỹ thuật của cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.
- Vỏ bọc:
+ Vỏ bọc của cáp tuân thủ theo quy định tại Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009).
+ Vỏ bọc của cáp phòng nổ sử dụng cho mỏ hầm lò phải có tính chống cháy và được thử nghiệm thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004) và TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009).
+ Đối với cáp được gia cường để tăng độ bền cơ học của cáp vỏ bọc bảo vệ phải có hai lớp gồm vỏ bên trong và vỏ bên ngoài, giữa hai lớp vỏ bọc là lớp gia cố có thể được làm từ các sợi bện hoặc lớp dây thép bện.