Thỏa ước lao động (TƯLĐ) tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. TƯLĐ tập thể gồm: TƯLĐ tập thể doanh nghiệp; TƯLĐ tập thể ngành và hình thức TƯLĐ tập thể khác do Chính phủ quy định.
>> Người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?
>> 04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 2019
Sự khác nhau giữa TƯLĐ tập thể doanh nghiệp và TƯLĐ tập thể ngành được thể hiện qua bảng sau:
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp |
Thỏa ước lao động tập thể ngành |
|
Chủ thể tham gia ký kết Thỏa ước |
- Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở; - Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động. (Khoản 1, Điều 83 của Bộ luật lao động năm 2012) |
- Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành; - Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành. (Khoản 1, Điều 87 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Tỷ lệ |
TƯLĐ tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể. (Điểm a, Khoản 2, Điều 74 Bộ luật lao động năm 2012) |
TƯLĐ tập thể ngành chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể ngành và có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể. (Điểm b, Khoản 2, Điều 74 Bộ luật lao động năm 2012) |
Thủ tục đăng ký |
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước đến: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. (Điều 74 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước đến: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (Điều 74 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Lưu giữ |
Phải làm thành 05 bản, trong đó: - Mỗi bên ký kết giữ 01 bản; - 01 bản gửi cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh; - 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên. (Khoản 2, Điều 83 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Phải làm thành 04 bản, trong đó: - Mỗi bên ký kết giữ 01 bản; - 01 bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. (Khoản 2, Điều 87 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Thời hạn của |
Từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết TƯLĐ tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm. (Điều 85 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Từ 01 năm đến 03 năm. (Điều 89 của Bộ luật lao động năm 2012) |
Quan hệ giữa TƯLĐ tập thể doanh nghiệp với TƯLĐ tập thể ngành
|
- Những nội dung của TƯLĐ tập thể doanh nghiệp hoặc quy định của người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của TƯLĐ tập thể ngành thì phải sửa đổi, bổ sung TƯLĐ tập thể doanh nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ TƯLĐ tập thể ngành có hiệu lực. - Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của TƯLĐ tập thể ngành nhưng chưa xây dựng TƯLĐ tập thể doanh nghiệp, có thể xây dựng thêm TƯLĐ tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của TƯLĐ tập thể ngành. |
Mời tham khảo công việc: Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kiều Nga