Hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động li xăng đều là những hoạt động mang lại những lợi ích thương mại nhất định. Với bài viết sau, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ giúp quý thành viên hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh nhượng quyền thương mại và li xăng.
>> Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để tìm ra sự khác nhau ở hai hình thức này, chúng ta cần hiểu rõ bản chất thật sự của từng hoạt động bằng những quy định sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại trong đó bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dich vụ theo điều kiện và bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Trong khi đó Li xăng là hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có người giao và người nhận. Người nhận li xăng được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ trong khi người cấp li xăng vẫn giữ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Sự khác nhau giữa hai hoạt động này được thể hiện qua những tiêu chí sau:
Tiêu chí so sánh |
Nhượng quyền thương mại |
Li xăng |
Đối tượng |
Quyền thương mại (Hoạt động mua bán gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền). |
Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó, đối tượng được phép thực hiện li xăng không bao gồm chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. |
Phạm vi |
Rộng hơn bởi việc mua bán gắn với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, bí quyết kinh doanh |
Hẹp hơn vì chỉ được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp |
Mục đích |
Nắm giữ và điều hành hệ thống kinh doanh. |
Hướng tới giá trị nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích. |
Các loại hợp đồng |
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: là hợp đồng giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung. - Hợp đồng phát triển quyền thương mại: bên nhận quyền được quyền phép thành lập nhiều hơn một cơ sở để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi khu vực địa lý nhất định. |
- Hợp đồng độc quyền. - Hợp đồng không độc quyền. - Hợp đồng thứ cấp. |
Các hạn chế |
-Đối với bên nhận quyền: Chỉ được chuyển quyền cho bên thứ ba nếu được sự đồng ý của bên nhượng quyền. -Đối với bên nhượng quyền: Không có hạn chế đối với bên nhượng quyền. |
Hạn chế đối với bên chuyển quyền (trong hợp đồng độc quyền): bên chuyển quyền không được chuyển cho bên thứ ba trong suốt thời gian chuyển quyền cho bên nhận quyền. |
Sự hỗ trợ |
Hỗ trợ đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. |
Có thỏa thuận giữa hai bên về việc hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ hỗ trợ kĩ thuật dưới hình thức cung cấp tài liệu, dữ liệu, kiến thức chuyên môn cho người nhận li xăng. |
Quyền kiểm soát |
Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra định kì hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. |
|
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại có đối tượng rộng hơn Li xăng. Tuy nhiên mỗi hoạt động đều có những đặc trưng riêng, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và thỏa thuận của các bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật thương mại và sở hữu trí tuệ. Với những thông tin và đặc điểm của từng hoạt động trên đây, Qúy thành viên có thể lựa chọn hoạt động kinh doanh phù hợp để mang lại lợi ích thương mại tối đa cho mình.
Căn cứ pháp lí:
Tường Vân