Theo Bộ luật lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động phải trả lương đúng hạn và đầy đủ cho người lao động. Bài viết dưới đây sẽ nói đến một số quy định về tiền lương nhằm giúp người lao động có thêm những thông tin cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân.
>> Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm không?
>> Quy trình xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động
Ảnh minh họa
1. Lương tối thiểu vùng
Căn cứ khoản 1 điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng còn là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm như sau:
2. Tiền lương làm thêm giờ
Căn cứ vào Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Bên cạnh đó, khi người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trong trường hợp, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo những quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
3. Tiền lương ngừng việc
Như quy định về làm thêm giờ thì tiền lương ngừng việc cũng được chia thành nhiều trường hợp theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019, bao gồm:
- Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động:
Người lao động sẽ được trả lương như ngày làm việc bình thường theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật này, trường hợp phải ngừng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Ngừng việc do lỗi của người lao động:
Căn cứ khoản 2 điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp phải ngừng việc nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, khi ngừng việc do lỗi của người lao động, tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định số tiền lương phải trả cho những người còn lại và trả theo mức thỏa thuận giữa 02 bên và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Ngừng việc do Covid-19 (không phải lỗi của doanh nghiệp):
Hiện nay, vì dịch bệnh đang diễn ra do đó có rất nhiều doanh nghiệp đối mặt vấn đề về tài chính cũng như việc hoạt động kinh doanh bị trì trệ, làm cho người lao động phải ngừng việc một thời gian dài. Khi đó, tiền lương của người lao động sẽ được chi trả theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật này như sau:
Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
Như vậy, ngừng việc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người lao động vẫn sẽ được hưởng mức lương theo quy định pháp luật với mức chi trả do 02 bên thỏa thuận.
CCPL: Bộ Luật lao động 2019