Trợ cấp thất nghiệp là một trong những nguồn trợ cấp giúp người lao động vượt qua thời điểm khó khăn khi chưa tìm được việc làm phù hợp. Nhưng nhiều người không muốn bị cắt bỏ nguồn trợ cấp này nên đã không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm. Khi bị phát hiện, người lao động không những phải hoàn lại số tiền đã hưởng mà còn bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
>> Quy trình xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động
>> Quy định về sử dụng lao động làm thêm giờ
Ảnh minh họa
1. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm
Theo Luật Việc làm 2013 quy định, trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp. Có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà mà người lao động được nhận từ quỹ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động và đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế khi người lao động thất nghiệp.
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Có việc làm. Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Như vậy, khi xác định được đã có việc làm theo quy định trên, NLĐ phải thông báo đến trung tâm Dịch vụ việc làm cắt nguồn trợ cấp thất nghiệp.
2. Nhận trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm thì có bị phạt không?
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
Trên thực tế, nhiều NLĐ nghĩ rằng khi có việc làm không thông báo lên Trung tâm hoặc thông báo trễ vài tháng để tiếp tục nhận trợ cấp. Tuy nhiên, một khi hành vi này bị phát hiện thì xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, trong trường hợp NLĐ đã có việc làm nhưng không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, NLĐ sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận.
CCPL: Luật Việc làm 2013