Thử việc là khoảng thời gian để người sử dụng lao động xem xét người lao động có đủ điều kiện và phù hợp với công việc đó hay không. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc mọi người phải thử việc trước khi bắt đầu công việc đó. Vậy trong quá trình thử việc, người lao động cần lưu ý những quy định nào để bảo đảm quyền và lợi ích cho bản thân?
>> Thưởng tết có cần đóng thuế TNCN và BHXH không?
>> Sa thải lao động nữ mang thai bị phạt như thế nào?
Ảnh minh họa
1. Doanh nghiệp có cần ký hợp đồng thử việc không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Có thể thấy, thử việc là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và được ghi nhận trong hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc. Trên thực tế, đối với việc tuyển dụng người lao động có chuyên môn cao, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng kí hợp đồng lao động mà không cần thông qua quá trình thử việc.
Như vậy, thử việc không phải là quy định bắt buộc mà được dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
Theo quy định trên, thử việc không phải là quy định bắt buộc nên người lao động và người sử dụng lao động có quyền lựa chọn thử việc hoặc không. Bên cạnh đó, khi có thỏa thuận thử việc thì các bên cũng không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc.
Do đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc với người lao động. Thay vào đó, các bên có thể lựa chọn ký hợp đồng lao động luôn hoặc ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
Lưu ý: khoản 3 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
2. Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu?
Nếu cả 02 bên đã thỏa thuận thử việc trước khi bắt đầu công việc thì thời gian thử việc sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện được quy định theo Điều 25 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
3. Có bắt buộc phải kí HĐLĐ sau thời gian thử việc không?
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc thì:
Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ thông báo kết quả thử việc cho người lao động, nếu người lao động thử việc đạt yêu cầu thì mới được ký kết hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
4. Làm việc theo hợp đồng thử việc có cần đóng BHXH và thuế TNCN không?
- Đối với BHXH
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm:
Như vậy, người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
- Đối với thuế TNCN:
Căn cứ tại điểm b và i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
…
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, đối với NLĐ ký kết hợp đồng thử việc/hợp đồng lao động có thời hạn tương ứng với thời gian thử việc mà có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Tuy nhiên, khi NLĐ ký hợp đồng thử việc và chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của NLĐ sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì NLĐ có thể làm Bản cam kết (mẫu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi doanh nghiệp để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi chi trả thu nhập cho NLĐ.
CCPL: Bộ luật lao động 2019