Có phải mới đây Chính phủ có quy định về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 hay không? – Thanh Tùng (Bình Định).
>> Lưu ý nổi bật về một số hoạt động thương mại cụ thể năm 2023
>> Các vấn đề pháp lý nổi bật tháng 02/2023: Người lao động và doanh nghiệp cần biết
Toàn văn Nghị quyết 7/NQ-CP về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
Ảnh chụp một phần Nghị quyết 7/NQ-CP về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ngày 30/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo nội dung quy định nêu trên.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này; trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, báo cáo, đề xuất kịp thời, đầy đủ với các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Nghị quyết 7/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 30/01/2023) và thay thế gạch đầu dòng thứ tư điểm a mục 3 phần II Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN HỖ TRỢ - Nghị quyết 11/NQ-CP 1. Quan điểm a) Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023). b) Điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ tăng bội chi ngân sách nhà nước để tăng chi đầu tư phát triển và bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước khi thực hiện giải pháp miễn, giảm thuế để hỗ trợ Chương trình. c) Chính sách hỗ trợ Chương trình có quy mô, nguồn lực đủ lớn, tác động thúc đẩy cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu. d) Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh; trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn. đ) Huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các vùng, miền, địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch. 2. Mục tiêu a) Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn. b) Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân. c) Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Đối tượng, thời gian hỗ trợ a) Đối tượng hỗ trợ bao gồm: - Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; - Các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế. b) Thời gian hỗ trợ: chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh. |