Theo các báo cáo của bộ Thương mại Mỹ, Việt Nam nằm trong số các nước bị đề xuất áp mức thuế quan nặng lên các sản phẩm thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ.
>> Những điều cần biết về kiểm toán cho doanh nghiệp
>> Những lưu ý khi đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mới thành lập
Ngày 16/2 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã trình 3 khuyến nghị chính lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để đối phó với tình trạng dư thừa thép và nhôm nhập khẩu. Cụ thể:
Lựa chọn |
Khuyến nghị |
Thép |
Nhôm |
1 |
Đánh thuế toàn bộ hàng nhập khẩu nhôm và thép vào Mỹ |
Ít nhất là 24% |
Ít nhất 7,7% |
2 |
Đánh thuế mạnh hơn đối với một số nước |
53% (Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Brazin, Ai Cập, Ấn Độ, Costa Rica, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Nam Phi) |
23,6% (Việt Nam, Hồng Kông, Trung Quốc, Nga, Venezuela) |
3 |
Áp dụng hình thức hạn ngạch |
Chỉ nhập 63% tổng số lượng nhập khẩu thép của năm 2017 |
Chỉ nhập 87% tổng số lượng nhập khẩu nhôm của năm 2017 |
(Theo https://www.politico.com)
Thông tin này đã khiến nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi nó có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành tôn, thép Việt Nam.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôn thép của Việt Nam nếu mất thị trường Mỹ sẽ không gặp khó khăn nhiều vì hiện nay, Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 11% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sắt thép của Việt Nam.
Thậm chí, đây còn là cơ hội để ngành thép Việt Nam có thể sẽ quay về dồn sức cạnh tranh trên thị trường chính hiện nay là khối ASEAN, hiện chiếm hơn 59% tổng giá trị xuất khẩu.
Thực chất, mục tiêu hành động này của Chính phủ Mỹ chính là chặn các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc được gia công hoặc tạm nhập tại Việt Nam để né thuế.
Do đó, đây cũng có thể là điểm tích cực đối với ngành thép của Việt Nam, vì từ năm 2018 trở đi, Việt Nam sẽ đủ năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng để tạo nên CO (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa) do có nhiều dự án mới của Fomosa, Hòa Phát đi vào hoạt động. Điều này sẽ giúp Việt Nam chứng minh được nguyên liệu sản xuất không có xuất xứ từ Trung Quốc, qua đó tránh được “tiếng xấu” là xuất khẩu thay cho Trung Quốc và có thêm cơ sở để đàm phán về các biện pháp bảo hộ thương mại với Mỹ.
Hải Hà