Có phải sắp tới Chính phủ sẽ ban hành quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải hay không? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Bích Duyên (Bình Dương).
>> Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2023
>> Sử dụng người lao động đã chấp hành xong án tù: Được vay đến 2 tỷ đồng
Chính phủ đang lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Theo đó, mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải tại Dự thảo này như sau:
Mức phí cố định (f) đối với các cơ sở xả khí thải: 3.000.000 đồng/năm. Mức phí cố định được quy định theo năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì số phí phải nộp tính cho 01 quý là f/4. Trường hợp người nộp phí nộp theo tháng thì số phí phải nộp tính cho 01 tháng là f/12.
Mức phí đối với các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải:
- Bụi tổng, NOx (gồm NO2 và NO): 800 đồng/tấn.
- SOx : 700 đồng/tấn.
- CO: 500 đồng/tấn.
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải năm 2023 (đề xuất)
Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng quan trắc khí thải tự động, liên tục và quan trắc định kỳ được thực hiện như sau:
- Cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải của cơ sở thấp hơn 30% so với nồng độ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Nộp mức phí tương ứng là 75% số phí phải nộp tính theo công thức quy định khoản 2 Điều 5 của Dự thảo.
- Cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải của cơ sở xả khí thải thấp hơn 50% so với nồng độ được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Nộp mức phí tương ứng là 50% số phí phải nộp tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 5 của Dự thảo.
- Cơ sở xả khí thải hoạt động công ích thuộc loại hình tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải y tế, chất thải nguy hại nộp mức phí tương ứng là 50% số phí phải nộp tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 5 của Dự thảo.
Căn cứ để xác định mức thu tại quy định này là kết quả quan trắc (tự động, liên tục hoặc định kỳ) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương – Dự thảo 1. Sở Tài nguyên và Môi trường a) Thẩm định Tờ khai phí, ra Thông báo phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (nếu có); quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này và đăng tải Danh sách các cơ sở xả khí thải thuộc diện nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải trên Cổng thông tin điện tử của tổ chức thu phí; đôn đốc cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải để đảm bảo cơ sở thực hiện kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo đúng quy định. b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải tại địa phương, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 5 năm sau. Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung về mức thu, quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản thu phí (nếu có) gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ. 2. Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với tổ chức thu phí cùng cấp trong việc thực hiện: Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp phí; quản lý thu, nộp và xử lý vi phạm về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định của pháp luật. |