Trong quá trình làm việc hàng ngày, người lao động thường phải chịu tác động của những điều kiện lao động tiềm ẩn không ít rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động, hoặc thậm chí là tử vong. Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Vậy, nếu người lao động không được đảm bảo an toàn, doanh nghiệp bị phạt thế nào? Mức phạt ra sao?
>> Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
>> Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Nguồn: Internet
1. Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp
Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động như sau:
Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo nguyên tắc trên trong quá trình lao động thì người sử dụng lao động phải đảm bảo người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Trong quá trình lao động thì phải luôn đảm bảo tuân thủ theo các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động.
2. Mức phạt khi không đảm bảo an toàn cho người lao động
Để có những chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:
+ Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
+ Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
+ Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
+ Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
+ Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
+ Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
Căn cứ pháp lý: