Bảng lương là căn cứ quan trọng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động. Năm 2022, nếu doanh nghiệp không xây dựng bảng lương thì bị xử phạt như thế nào?
>> Lao động Việt Nam bị mất việc ở nước ngoài do chiến tranh thì được hỗ trợ gì?
>> Điều kiện gia hạn giấy phép lao động mới nhất
Bảng lương là văn bản tổng hợp số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong một khoảng thời gian nhất định. Thể hiện số thu nhập mà NLĐ được hưởng được ghi trong bảng lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của họ.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 93, Bộ luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”
Khi xây dựng thang lương, bảng lương NSDLĐ phải:
Trước đây, tại khoản 2 Điều 93, Bộ luật Lao động 2012 quy định khi xây dựng thang lương, bảng lương, NSDLĐ phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của NSDLD. Tuy nhiên. Bộ luật Lao động 2019 đã bãi bỏ quy định này.
Như vậy, kể từ 01/01/2021 (Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành) doanh nghiệp phải xây bảng lương mà không cần gửi hay đăng ký bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ cần tham khảo ý kiến và đồng thời phải công bố công khai tại nơi làm việc.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 17, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
- Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
- Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
- Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Do đó, nếu không xây dựng bảng lương thì NSDLĐ (là cá nhân) có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Riêng đối với doanh nghiệp thì mức phạt áp dụng gấp 02 lần, tức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này./.