Theo dự thảo Nghị định quản lý lao động tiền lương tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, mức lương cơ bản cao nhất trong doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng.
>> Hướng dẫn người lao động đề nghị hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2024
>> Hướng dẫn người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề năm 2024
Theo Điều 17 Dự thảo Nghị định quản lý lao động tiền lương tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Chức danh/Mức lương |
Nhóm I |
Nhóm II |
||||||
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
|
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị |
80 |
70 |
60 |
52 |
48 |
42 |
36 |
32 |
2. Trưởng ban Kiểm soát |
66 |
59 |
51 |
44 |
40 |
35 |
30 |
26 |
3. Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên |
65 |
58 |
50 |
43 |
39 |
34 |
29 |
25 |
Đối tượng, điều kiện áp dụng mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 của nhóm I và nhóm II thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định quản lý lao động tiền lương tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng, điều kiện áp dụng nhóm I – Bảng mức lương cơ sở doanh nghiệp nhà nước (Đề xuất) |
Đối tượng, điều kiện áp dụng nhóm II – Bảng mức lương cơ sở doanh nghiệp nhà nước (Đề xuất) |
Mức lương cơ bản cao nhất trong doanh nghiệp nhà nước là 80 triệu đồng/tháng (đề xuất)
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Ban Điều hành gồm: Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng:
Tiền lương, tiền thưởng được tính chung trong quỹ tiền lương, tiền thưởng với người lao động và được chi trả gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh và có khống chế mức tiền lương tối đa so với mức tiền lương bình quân chung của người lao động.
Trường hợp thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền thưởng được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(ii) Thành viên hội đồng gồm: Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên gồm: Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên:
Tiền lương được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng, tính theo năm, gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.
Trường hợp Thành viên hội đồng đồng thời đảm nhận chức danh Ban điều hành thì hưởng tiền lương, tiền thưởng theo chức danh Ban điều hành và thù lao theo chức danh Thành viên hội đồng; Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì hưởng tiền lương, tiền thưởng theo chức danh Chủ tịch công ty; Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.
(Theo khoản 2, 3, 4 Điều 2 và khoản 3 Điều 3 Dự thảo Nghị định quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước)
Căn cứ lợi nhuận thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, với các cổ đông góp vốn và trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước về phân phối lợi nhuận, doanh nghiệp trích tiền thưởng cho Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên như sau:
(i) Tối đa không quá 02 tháng tiền lương, thù lao thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện không thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại A.
(ii) Tối đa không quá 02 tháng tiền lương, thù lao thực hiện nhân với tỷ lệ (%) lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch, nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại A hoặc loại B.
(iii) Tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, thù lao thực hiện nhân với tỷ lệ (%) lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch, nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và doanh nghiệp xếp loại C.
Lưu ý: Việc xếp doanh nghiệp loại A, loại B, loại C đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hằng năm; đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ làm cơ sở để tự xác định loại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì thực hiện trích tiền thưởng cho Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
(Điều 22 Dự thảo Nghị định quản lý lao động tiền lương tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước)