Hiện nay, mẫu văn bản đề nghị khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản được quy định như thế nào? – Tiến Phát (Hà Nội).
>> Mẫu báo cáo tình hình đầu tư của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
>> Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
Mẫu văn bản đề nghị khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản và hướng dẫn sử dụng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…, ngày ... tháng ... năm 2023
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KHẢO SÁT, LẤY MẪU TRÊN MẶT ĐẤT ĐỂ LỰA CHỌN
DIỆN TÍCH LẬP ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố[1] …………..
[2]……………………….........................................................................................................
Trụ sở tại:............................................. Điện thoại:................................. Fax:....................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số[3] ...... ngày ...... tháng ...... năm ....... do ...... cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số …… ngày…… tháng ....... năm ...... do ....... cấp/Quyết định thành lập Văn phòng đại diện số ........ ngày ....... tháng ....... năm ……. do ….... cấp (đối với doanh nghiệp nước ngoài).
Đề nghị được khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản[4] …………..tại xã (phường, thị trấn) ………….., huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) ……………. tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) ……….;
Diện tích khảo sát:…………., tọa độ khu vực đề nghị khảo sát, lấy mẫu:………
Thời gian[5]: từ ngày…...tháng…...năm…...đến ngày ...... tháng ...... năm ......
Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu chi tiết kèm theo Văn bản này[6].
…………………………[7] cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tài liệu gửi kèm theo: -………; -……... |
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ[8] |
[1] Điền tên UBND tỉnh/thành phố nơi dự kiến thăm dò khoáng sản.
[2] Điền tên doanh nghiệp thực hiện lập văn bản đề nghị khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản.
[3] Điền số hiệu, ngày tháng năm và cơ quan cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện lập văn bản đề nghị.
[4] Điền tên khoáng sản mà doanh nghiệp dự kiến thăm dò.
[5] Thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng (căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 158/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP).
[6] Trình bày theo Mẫu số 46 Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lập đề án thăm dò khoáng sản (ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT).
[7] Điền tên doanh nghiệp thực hiện lập văn bản đề nghị khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản.
[8] Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu trực tiếp vào phần này.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Mẫu văn bản đề nghị khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 32 Nghị định 158/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP) quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có mẫu văn bản đề nghị khảo sát tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 22/2023/NĐ-CP (mẫu nêu tại Mục 1 của bài viết) và kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản bằng cách trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch công trực tuyến đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường).
(ii) Mẫu trên mặt đất bao gồm mẫu trọng sa, kim lượng, mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu rãnh lấy tại các vết lộ, gồm cả mẫu rãnh tại các vết lộ, các công trình khảo sát, thăm dò khoáng sản đã thực hiện trước đó (nếu có). Số lượng của mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu; trọng lượng 01 mẫu rãnh không quá 15 kg (riêng đối với mẫu đá ốp lát có thể tích không quá 0,4 m3). Thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng.
(iii) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tại đoạn (i) nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng các hình thức trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Căn cứ Điều 31 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về thay đổi phương pháp thăm dò, khối lượng thăm dò như sau:
Điều 31. Thay đổi phương pháp thăm dò, khối lượng thăm dò - Nghị định 158/2016/NĐ-CP 1. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi (tăng hoặc giảm) khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, theo thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò văn bản chấp thuận việc thay đổi phương pháp thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Sau thời gian nêu trên, nếu không có văn bản trả lời coi như đã chấp thuận. |