Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
Doanh nghiệp hành nghề thăm dò khoáng sản khi hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Đối với doanh nghiệp hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện như:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
- Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
- Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
1.2. Điều kiện đối với chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau:
Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình;
- Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
- Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 (một) đề án thăm dò khoáng sản độc hại hoặc đã làm chủ nhiệm 01 (một) đề án thăm dò khoáng sản từ khi lập đề án đến lập báo cáo kết thúc được cấp trên phê duyệt.
Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ đảm nhận chức trách tối đa 02 (hai) đề án thăm dò khoáng sản.
1.3. Điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật khoáng sản 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu doanh nghiệp không có đủ điều kiện hành nghề nêu tại Mục 1.1 nêu trên thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản nêu tại Mục 1.1 nêu trên;
- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
Hình từ Internet
2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT);
(2) Đề án thăm dò khoáng sản phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT);
(3) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
(4) Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại;
(5) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;
(6) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật khoáng sản 2010;
(7) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá.
2.2. Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp hành nghề thăm dò khoáng sản có hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản thì khi thi công đề án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
(1) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
(2) Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp;
(3) Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề án theo quy định;
(4) Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) gồm:
- Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được gọi là chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề án;
- Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng;
- Quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ;
- Văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao;
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
(5) Danh mục các thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
Trường hợp 2: Đề án thăm dò khoáng sản do doanh nghiệp có giấy phép thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ bao gồm các giấy tờ tài liệu (3), (4) và (5) trong hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản nêu trên.
Lưu ý: Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản được quản lý, lưu giữ tại tổ chức có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
2.3. Cách thức nộp hồ sơ: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản có thể nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông qua các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
- Hoặc thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến.
2.4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ phê duyệt, công nhận, xác nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.5. Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản không thuộc trường hợp thuộc thầm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
2.6. Thời hạn giải quyết: tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện và được cấp phép thăm dò khoáng sản được quy định tại Luật Khoáng sản 2010, Nghị định 60/2016/NĐ-CP và Nghị định 158/2016/NĐ-CP sẽ được phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai
- Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai
- Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
- Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất
- Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
Bài viết liên quan:
- Mức phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản từ 21/3/2024
- Hỗ trợ nhà thầu khai thác tối đa công suất để đủ cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/07/2023
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/07/2023
- Từ ngày 15/8/2023, bán xe cho người khác vẫn được giữ lại biển số đẹp
Câu hỏi thường gặp:
- Mã ngành 0730 là gì? Khai thác quặng kim loại quý hiếm thì đăng ký mã ngành nào?
- Làm việc trong môi trường độc hại có được bồi dưỡng bằng hiện vật?
Bài viết liên quan:
- Mức phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản từ 21/3/2024
- Hỗ trợ nhà thầu khai thác tối đa công suất để đủ cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/07/2023
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/07/2023
- Từ ngày 15/8/2023, bán xe cho người khác vẫn được giữ lại biển số đẹp