Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ

1. Dịch vụ đo đạc và bản đồ

Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.

Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.

Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.

Danh mục hoạt động đo đạc, bản đồ cơ bản và các hoạt động dịch vụ đo đạc, bản đồ phải có giấy phép bao gồm:

STT

Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

Hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép

1

Thiết lập hệ thống số liệu đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia

Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành

2

Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia

Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành

3

Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám

Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành

4

Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia

Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không

- Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;

- Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái.

5

Đo đạc và bản đồ biên  giới quốc gia

Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám

6

Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính

Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia:

- Tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;

- Tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000;

- Tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.100.000.

7

Chuẩn hóa địa danh

Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000

8

Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản

Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển

9

 

Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính

10

 

Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính

11

 

Thành lập bản đồ hành chính

12

 

Đo đạc, thành lập hải đồ

13

 

Đo đạc, thành lập bản đồ công trình

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:

2.1. Đối với doanh nghiệp trong nước:

- Là doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;

- Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I (quy định tại Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ 2018); không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;

- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc bản đồ quy định tại Phụ lục IB (ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP), trong đó có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế tối thiểu 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép

- Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.

2.2. Đối với nhà thầu nước ngoài:

- Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;

- Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.

Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ

Hình từ Internet

3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

3.1. Thành phần hồ sơ

- Đối với doanh nghiệp trong nước:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (theo Mẫu số 04 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP);

(2) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(3) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;

(4) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ kèm theo hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ; bản khai quá trình công tác của ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có thời gian hoạt động thực tế tối thiểu 05 năm phù hợp với nội dung đề nghị cấp phép theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP;

(5) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu phương tiện đo, thiết bị, chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ; giấy kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo còn hiệu lực.

Danh mục phương tiện đo, thiết bị, phần mềm phù hợp với nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép theo Phụ lục IC ban hành kèm theo Nghị định 136/2021/NĐ-CP.

- Đối với nhà thầu nước ngoài:

(1) Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (Theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP);

(2) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định trúng thầu (hoặc quyết định được chọn thầu) của chủ đầu tư, trong đó có nội dung về đo đạc và bản đồ thuộc danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép;

(3) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với nhân viên kỹ thuật là người nước ngoài; hoặc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ là người Việt Nam phù hợp với số lượng và trình độ chuyên môn trong hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu;

(4) Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.

3.2. Nơi nộp hồ sơ:                        

- Tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: đối với doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài.  Nộp 01 bộ hồ sơ bằng một trong các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp;

+ Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia;

+ Qua dịch vụ bưu chính tới Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với các doanh nghiệp còn lại. Nộp 01 bộ hồ sơ bằng một trong các phương thức sau:

+ Gửi trực tiếp;

+ Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3.3. Thời hạn giải quyết:

- Tiếp nhận hồ sơ: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

- Thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường: Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cấp giấy phép:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;

+ Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thông báo cho tổ chức về việc hoàn thành cấp giấy phép. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp quản lý đối với các doanh nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

5,628
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: