Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Khai thác khoáng sản

 Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2020 và đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản;

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được tiến hành hoạt động khai khoáng khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

1. Điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

1.1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

1.2. Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;

- Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

2. Thủ tục đề nghị giấy phép khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản

Hình từ Internet

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản:

Bản chính các tài liệu sau đây:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT);

(2) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

(3) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của:

(4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(5) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(6) Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò;

(7) Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Xem chi tiết tại công việc Báo cáo đánh giá tác động môi trường Kế hoạch bảo vệ môi trường);

(8) Quyết định chủ trương đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước), Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài);

(9) Các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu như sau:

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong các văn bản sau:

+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên;

+ Điều lệ công ty đối với công ty cổ phần (tham chiếu Điều lệ mẫu tại Phụ lục I Thông tư 116/2020/TT-BTC đối với công ty đại chúng), Sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.

- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.

Xem thêm tại công việc "Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản".

(10) Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có: Văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

2.2. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản có thể nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông qua các hình thức sau:

- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

- Hoặc thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến.

2.3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.4. Thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: cấp Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.

2.5. Thời hạn giải quyết: tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Thời gian lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản không được tính thời gian 90 ngày trong trường hợp phải lấy ý kiến.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

8,799
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: