Mã ngành 0722 quy định về ngành nghề nào? Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt thì có thể đăng ký mã ngành nào để đúng với quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 0620 là gì? Khai thác khí đốt tự nhiên thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0730 là gì? Khai thác quặng kim loại quý hiếm thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0722 là về khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt (Theo STT 07 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này bao gồm 02 ngành nghề Khai thác quặng bôxít và Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt chưa được phân vào đâu như sau:
- 07221: Khai thác quặng bôxít. Nhóm này gồm: Khai thác và chuẩn bị khai thác quặng bôxít.
- 07229: Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm: Khai thác quặng nhôm, đồng, chì, kẽm, thiếc, mangan, krôm, niken, coban, molypden, tantali, vanadi.
Loại trừ:
- Công việc chuẩn bị cho khai thác quặng uranium và quặng thorium được phân vào nhóm 07210 (Khai thác quặng uranium và thorium);
- Sản xuất oxit nhôm, mạ niken và đồng được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu).
Như vậy, trường hợp khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt thì có thể đăng ký mã ngành 0722 nêu trên là đúng với quy định của pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0722: Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Luật Khoán sản 2010 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 8 Luật số 35/2018/QH14), khi hoạt động khoán sản cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
- Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
(i) Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia.
- Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí.
- Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
(ii) Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản.
- Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược.
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
(iii) Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
(iv) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.
(Căn cứ Điều 9 Luật Khoán sản 2010 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Luật số: 35/2018/QH14)