Công ty tôi đang lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới cho năm 2024 và đang thiếu mẫu giấy mời làm việc đối với ứng viên được tuyển dụng? Mong được hỗ trợ. – Danh Khôi (Đồng Nai).
>> Mẫu bản cam kết không tái phạm 2024 (vi phạm nội quy lao động)
>> Mẫu đơn xin việc viết tay 2024 và hướng dẫn cách sử dụng
Mẫu giấy mời làm việc 2024 dành cho doanh nghiệp và hướng dẫn sử dụng |
TỂN DOANH NGHIỆP[1] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ….../GMTV-…… |
……, ngày … tháng … năm 2024 |
GIẤY MỜI LÀM VIỆC
Kính gửi[2]: ………………………………………………………………………………………
Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………
Cảm ơn Anh/Chị đã đến tham dự các buổi phỏng vấn, tuyển dụng của[1] ………………………. Thông qua cách thể hiện, kinh nghiệm cũng như nội dung trao đổi của Anh/Chị, chúng tôi đánh giá cao tố chất, năng lực, mức độ phù hợp của Anh/Chị và tin rằng Anh/Chị sẽ phát triển, hoàn thiện bản thân cũng như sớm thành công tại[1]……………………………………....
Chúng tôi mời Anh/Chị đến làm việc với các thông tin như sau[3]:
1. Chức danh công việc: ...............................................................................................................
2. Địa điểm làm việc: ...................................................................................................................
3. Ngày nhận việc: …/…/2024
4. Thời gian thử việc (nếu có): … tháng
5. Thời giờ làm việc: Sáng: …h đến …h; Chiều: …h đến …h; Làm việc từ thứ … đến thứ ….
6. Lương và các chế độ khác:
- Lương chính thức: ……… VND;
- Lương thử việc (nếu có): ……… VND;
- Các khoản phụ cấp khác (nếu có): .............................................................................................
7. Trang phục: ..............................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
8. Hồ sơ cần bổ sung khi đến nhận việc[4]:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Anh/Chị vui lòng đến[5] .................................................................................................................. trước …h ngày .../…/ 2024 để bắt đầu thời gian thử việc.
Khi đến, Anh/Chị liên hệ với[6] .................... - Chức vụ: ...................... - SĐT: ............................ để được hướng dẫn nhận việc.
Một lần nữa cảm ơn và chào mừng Anh/Chị gia nhập đại gia đình[1] ...........................................
[QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ][7]
(Ký, ghi rõ họ tên)
[1] Ghi tên doanh nghiệp gửi giấy mời làm việc.
[2] Ghi rõ thông tin của người lao động được mời làm việc như họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại.
[3] Ghi rõ thông tin công việc mà doanh nghiệp mời người lao động làm việc như chức danh, địa điểm làm việc, ngày nhận việc, thời gian làm việc, lương, trang phục…
[4] Ghi rõ các giấy tờ, tài liệu mà người lao động được mời làm việc cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ nhân viên. Ví dụ như:
“- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước, Sơ yếu lý lịch có Chứng thực;
- Bản sao bằng cấp có chứng thực;
- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn;
- Các giấy tờ khác;
- Đơn xin việc;
- 01 file hình 3x4 và 01 file hình toàn thân.”
[5] Ghi rõ thông tin về địa điểm và thời gian nhận việc của người lao động. Ví dụ như: “Anh vui lòng đến trụ sở chính của Công ty TNHH ABC (Số 20 đường D, Phường E, Quận H, TP. Hồ Chí Minh) trước 7h30 ngày 20/03/2024 để bắt đầu thời gian thử việc.”
[6] Ghi rõ thông tin của người hướng dẫn người lao động nhận việc. Ví dụ như: “Khi đến, Anh liên hệ với Ms M - Chức vụ: Lễ tân để được hướng dẫn nhân việc.
[7] Ghi rõ chức vụ, quyền hạn của người ký giấy mời làm việc. Ví dụ:
“TM. HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)”
Mẫu giấy mời làm việc 2024 dành cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
(Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019).
(i) Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
(Theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019).