Trong năm 2024, trường hợp người lao động phải làm cam kết không tái phạm do vi phạm nội quy công ty thì nên sử dụng mẫu cam kết nào? Mong được hỗ trợ! – Thanh Vân (Bình Dương).
>> Mẫu đơn xin việc viết tay 2024 và hướng dẫn cách sử dụng
>> Mẫu CV xin việc đơn giản 2024 và hướng dẫn cách sử dụng
Mẫu bản cam kết không tái phạm 2024 (vi phạm nội quy lao động) và hướng dẫn sử dụng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày … tháng … năm 2024
BẢN CAM KẾT KHÔNG TÁI PHẠM
V/v ................................................................
Kính gửi[1]: .............................................................................
Tôi tên là[2]: .....................................................................................................................................
Sinh ngày: ........................................................ Giới tính: ................................................................
Số CCCD/CMND: ........................................... Cấp ngày: ................................................................
Nơi cấp: ............................................................................................................................................
Địa chỉ tạm trú: ..................................................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ............................................................................................................................
Nơi làm việc[3]: ................................................................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................................
Số điện thoại: ....................................................................................................................................
Tôi xin cam kết không tái phạm những nội dung sau đây[4]:
1. …
2. …
3. …
…
Nếu vi phạm những nội dung cam kết nêu trên, tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và Công ty.
NGƯỜI CAM KẾT[5]
(Ký, ghi rõ họ tên)
[1] Ghi tên cơ quan, tổ chức hoăc cá nhân có thẩm quyền mà người lao động cần cam kết.
[2] Ghi đầy đủ, chính xác thông tin của người lao động như họ tên, giới tính, ngày sinh, số CCCD/CMND, giới tính, địa chỉ tạm trú, thường trú, chức vụ, số điện thoại...
[3] Ghi rõ phòng/ban/tổ/nhóm mà người lao động đang làm việc.
[4] Ghi đầy đủ những nội dung mà người lao động cảm kết thực hiện. Ví dụ:
“1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và những văn bản pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng nội quy của Công ty.
3. Không tái phạm hành vi khai sai hóa đơn bán hàng nhằm chuộc lợi cá nhân (đã bị kỷ luật ngày 01 tháng 9 năm 2023).”
[5] Người lao động thực hiện cam kết ký và ghĩ rõ họ tên tại đây.
Mẫu bản cam kết không tái phạm 2024 (vi phạm nội quy lao động)
Căn cứ khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, tái phạm trong lao động được hiểu là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
Thời hạn người lao động đương nhiên xóa kỷ luật được quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, trường hợp nội quy lao động của công ty không quy định một thời gian ngắn hơn thì người lao động sẽ đương nhiên được xóa kỷ luật nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động sau thời gian:
- 03 tháng kể từ ngày người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách;
- 06 tháng kể từ ngày người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương;
- 03 năm kể từ ngày người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức.
Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, công ty được phép xử lý kỷ luật người lao động vi phạm nội quy công ty theo một trong các hình thức sau:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Ngoài ra, theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 69. Nội quy lao động
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
…
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
…”
Như vậy, nội quy lao động của công ty bắt buộc phải quy định cụ thể những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm đó.
Do đó, trường hợp người lao động đã thực hiện cam kết không tái phạm nội quy lao động nhưng tiếp tục tái phạm thì công ty có quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tương ứng với hành vi tái phạm đã được quy định cụ thể trong nội quy lao động công ty.
Lưu ý: Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động đó (khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đã cam kết không tái phạm nội quy công ty nhưng tiếp tục tái phạm phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
+ Công ty phải chứng minh được lỗi của người lao động;
+ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
+ Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019;
+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.