Tôi được công ty giao thông báo số tiền còn nợ đến khách hàng nhưng tôi không biết sử dụng mẫu giấy báo nợ nào thì hợp lý? Mong được hỗ trợ! – Huy Tuấn (Bình Dương).
>> Mẫu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự 2023
>> Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Mẫu giấy báo nợ 2024 (Thông báo khách hàng còn nợ tiền của doanh nghiệp) và hướng dẫn sử dụng |
TÊN DOANH NGHIỆP[1] |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: …… |
……, ngày … tháng … năm 2024 |
GIẤY BÁO NỢ
Kính gửi[2]: ……………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………….........
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….........
Công ty ……………… xin thông báo tổng số nợ của Quý công ty ………… tính tới thời điểm ngày …/…/2024 như sau[3]:
Số tiền bằng số: …………………………VNĐ
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………….........
Nội dung: ….……………………………………………………………………………………..........
Thời hạn thanh toán: …/…/2024
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.
Tên tài khoản nhận thanh toán[4]: ………………………………………………………………..
Số tài khoản: ……………….…. - Ngân hàng …………..…….. - Chi nhánh …………………....
Trân trọng!
GIÁM ĐỐC
|
KẾ TOÁN TRƯỞNG
|
NGƯỜI LẬP (Ký, ghi họ tên)
|
[1] Ghi rõ tên doanh nghiệp gửi giấy báo nợ.
[2] Ghi rõ thông tin của doanh nghiệp đang nợ như tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ (Ngoài ra, doanh nghiệp lập giấy báo nợ có thể bổ sung thêm các thông tin cần thiết khác về doanh nghiệp đang nợ).
[3] Ghi rõ thông tin báo nợ như số tiền ghi nợ, nội dung giao dịch được ghi nợ, thời hạn thanh toán khoản nợ đối với doanh nghiệp đang nợ.
[4] Ghi rõ thông tin về tên, số tài khoản, ngân hàng nhận thanh toán của doanh nghiệp gửi giấy báo nợ (trường hợp thanh toán bằng phương thức khác thì ghi rõ phương thức thanh toán trong giấy báo nợ này. Ví dụ: “Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt”).
Mẫu giấy báo nợ 2024 và hướng dẫn sử dụng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả. Cụ thể:
Căn cứ Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
"Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này."
Bên cạnh đó tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Như vậy, khách hàng chậm thực hiện hiện nghĩa vụ thanh toán tiền nợ thì khách hàng đó có nghĩa vụ trả lãi đối với số tiền nợ chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả:
- Mức lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm trả, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Nếu không có thỏa thuận về lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức không quá 10%/năm của khoản tiền chậm trả).
[Xem chi tiết TẠI ĐÂY]
Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm - Bộ luật Dân sự 2015 1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng - Bộ luật Dân sự 2015 1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này. 2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. 3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc. |