Trong những tuần gần đây, nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc khi xây dựng thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022.
>> Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
>> Lịch nghỉ lễ Quốc khánh ngày 02/9/2022
Nay PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cập nhật Mẫu File Excel thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022 để quý doanh nghiệp tham khảo nhằm thuận lợi hơn trong việc xây dựng thang lương, bảng lương dành cho doanh nghiệp mình.
Cách tải về Mẫu File Excel thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022
Ảnh chụp một phần Mẫu File Excel thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022
Sau đây là một số lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương:
Thứ nhất, bậc 1 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Thứ hai, từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, cần lưu ý nội dung sau:
- Đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
- Đối với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
Thứ ba, từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiếu là 5% (do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình).
Thứ tư, tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau.