Trong năm 2022, mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm trong những ngày lao động nữ hành kinh sẽ được thực hiện như thế nào? Thu Bằng (Ninh Thuận).
>> Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động năm 2022
File word Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm khi lao động nữ hành kinh năm 2022 và hướng dẫn cách sử dụng Mẫu đơn này |
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---
ĐƠN XIN PHÉP
ĐI TRỄ/VỀ SỚM 30 PHÚT/NGÀY
- Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019;
- Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP);
- Căn cứ quy định của Công ty[1]…………………………………
Kính gửi[2]:………………..
Tôi tên là[3]:…………………… Sinh ngày[4]:.../…/… Hiện đang làm việc tại[5]: ....................
của Công ty[6]…………………………………………
Tôi xin phép được[7]: Đi trễ/về sớm 30 phút từ Thứ….ngày…tháng…năm 2022 đến Thứ… ngày… tháng… năm 2022.
Lý do Đi trễ/về sớm[8]: Dự định những ngày này là tôi hành kinh theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.
Rất mong[9] ……………….. phê duyệt.
Trân trọng cảm ơn!
[10]……………….. (Phê duyệt và ký tên)
[11]……………………………. |
Người làm đơn (ký tên)
[14]……………………………. |
[1] Điền tên của Công ty.
[2] Tên của đơn vị công tác hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[3] Họ và tên của người lao động xin phép.
[4] Ngày, tháng, năm sinh của người lao động xin phép.
[5] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Điền tên của Công ty.
[7] Người lao động chọn đi trễ hoặc về sớm. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm (ví dụ: đi trễ 15 phút/ngày, về sớm 15 phút/ngày) thì cần ghi cụ thể để người sử dụng lao động biết.
[8] Chọn đi trễ hoặc về sớm. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm thì ghi Lý do đi trễ, về sớm.
[9] Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[10] Chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[11] Họ và tên của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[12] Đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công tác.
[13] Ngày, tháng, năm làm đơn.
Mẫu đơn xin phép đi trễ, về sớm nêu trên có giá trị tham khảo để lao động nữ, doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng; nếu doanh nghiệp đã có sẵn mẫu đơn về vấn đề này thì áp dụng mẫu đơn đó.
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phú và thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hướng dẫn nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
- Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.