Tôi mới vào làm tại công ty sản xuất vải. Công ty giao cho tôi kiểm kê số vải trong kho. Vậy tôi có thể sử dụng mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa nào? – Thu Linh (Trà Vinh).
>> Mẫu 03-TT về giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Mẫu số C1-02/NS giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước năm 2023
Mẫu 05-VT về biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và hướng dẫn sử dụng |
Đơn vị[1]:................... Bộ phận:................... |
Mẫu số 05 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ[2]
- Thời điểm kiểm kê[3] .....giờ ...ngày ...tháng ...năm 2023
- Ban kiểm kê gồm[4]:
Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:...............................Trưởng ban
Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:.....................................Uỷ viên
Ông/ Bà: ..............................................Chức vụ.............................................Đại diện:.....................................Uỷ viên
- Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:
STT |
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng cụ, ... |
Mã số |
Đơn vị tính |
Đơn giá |
Theo sổ kế toán[5] |
Theo kiểm kê[6] |
Chênh lệch[7] |
Phẩm chất[8] |
|||||||
Thừa |
Thiếu |
Còn tốt 100% |
Kém phẩm chất |
Mất phẩm chất |
|||||||||||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
||||||||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
x |
x |
x |
x |
|
x |
|
x |
|
x |
|
x |
x |
x |
Ngày ... tháng ... năm 2023
Giám đốc (Ý kiến giải quyết số chênh lệch) (Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Thủ kho (Ký, họ tên) |
Trưởng ban kiểm kê (Ký, họ tên) |
|
|
|
|
[1] Ghi rõ tên doanh nghiệp (hoặc đóng dấu doanh nghiệp), bộ phận sử dụng Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.
[2] Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập thành 2 bản:
- 1 bản phòng kế toán lưu.
- 1 bản thủ kho lưu.
Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).
[3] Ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê.
[4] Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các Ủy viên. Điền tên đầy đủ, chức vụ và đại diện của từng người trong Ban kiểm kê.
[5] Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo sổ kế toán.
[6] Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo kết quả thực hiện kiểm kê.
[7] Nếu số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu thì ghi vào cột 8, 9.
[8] Số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:
- Tốt 100% ghi vào cột 10.
- Kém phẩm chất ghi vào cột 11.
- Mất phẩm chất ghi vào cột 12.
Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc doanh nghiệp ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.
Mẫu 05-VT về biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo Mẫu 05-VT Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC (nêu tại mục 1) nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.
Căn cứ Điều 40 Luật Kế toán 2015, kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
- Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
+ Cuối kỳ kế toán năm.
+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê.
+ Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu.
+ Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác.
+ Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
- Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.