Doanh nghiệp nào được áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng? Cách tính tiền thuế giá trị gia tăng 2024 phải nộp theo phương pháp khấu trừ? – Thúy Vi (Hà Nội).
>> Bộ thủ tục hành chính về Thuế (cấp Chi cục Thuế) – Phần 10
>> Những lưu ý về khoản thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2024
Có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng (theo Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008). Trong đó, phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau:
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng là phương pháp cho phép doanh nghiệp áp dụng được khấu trừ số tiền thuế giá trị gia tăng đầu khi mua hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, máy móc,… để tạo ra sản phẩm bán ra.
Đối tượng áp dụng và cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được hướng dẫn cụ thể như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Lưu ý về phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), cụ thể như sau:
- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.