Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã được văn bản nào sửa đổi, bổ sung; hướng dẫn còn hiệu lực thi hành? – Thanh Tra (Sóc Trăng).
>> Các lưu ý về hoạt động đầu tư ra nước ngoài năm 2023
>> Các lưu ý về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư năm 2023
Tính đến thời điểm hiện tại, đang áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Doanh nghiệp sau đây:
1. Luật Doanh nghiệp 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
2. Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022).
File word Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
File word Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn mới nhất (Ảnh minh họa).
3. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
4. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021).
5. Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2021).
6. Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022).
7. Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2022).
8. Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/09/2022).
Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu - Nghị định 153/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP). 1. Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại. 2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, ngoại trừ trường hợp bắt buộc mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 3. Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm: a) Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu. b) Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi: - Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. - Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. - Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định này (nếu có). 4. Quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền. |
9. Thông tư 122/2020/TT-BTC hướng dẫn chế độ công bố thông tin và báo cáo theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021).
10. Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2022).
11. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2021).