Ngày 23/12/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 139/CĐ-TTg, kiên quyết loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ là một trong những nội dung của Công điện.
>> Giá vé và cách dùng Busmap tra cứu lộ trình tuyến Metro Số 1 nhanh chóng, tiện lợi nhất
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 25/12/2024
Căn cứ Công điện 139/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như:
3. Ngân hàng Nhà nước
…
b) Chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch. Nâng cao hiệu quả phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch để kịp thời ngăn chặn việc rút, chuyển tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an thông tin về tài khoản thanh toán, ví điện tử có giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Áp dụng kiểm tra, đối chiếu xác thực sinh trắc học người đại diện hợp pháp đối với các giao dịch Internet Banking của tài khoản doanh nghiệp; nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài. Đẩy mạnh việc kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền “ảo”; hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm phòng ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo (Hoàn thành trong quý I năm 2025)
…
Theo đó, kiên quyết loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là nội dung về việc loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán bao gồm:
(i) Cá nhân:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(ii) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài).
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Hộ kinh doanh.
- Các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
(i) Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán.
(ii) Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết.
(iii) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
(iv) Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
(v) Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
(vi) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.