Chúng ta thường nghĩ rằng làm việc tại cơ quan nhà nước đồng nghĩa với việc không được thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp hay hộ kinh doanh. Vậy cách nghĩ này có đúng với quy định của pháp luật hay không?
>> #myvoice | Cơ hội hay thách thức cho doanh nghiệp trong thời buổi mạng xã hội?
>> Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng
Người làm việc tại cơ quan nhà nước có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có cán bộ, công chức, viên chức mới phải chịu những hạn chế trong việc thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Vậy, những đối tượng nào là cán bộ, công chức, viên chức? Để xác định, Quý thành viên có thể căn cứ vào các tiêu chí tương ứng như sau:
Tiêu chí |
Cán bộ |
Công chức |
Viên chức |
Nguồn gốc |
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh |
Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh |
Được tuyển dụng theo vị trí việc làm |
Chế độ biên chế |
Trong biên chế |
Trong biên chế |
Theo hợp đồng làm việc |
Tính chất công việc |
Theo nhiệm kỳ |
Thực hiện công vụ thường xuyên |
Thực hiện công việc theo hợp đồng |
Nơi làm việc |
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước; - Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) |
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước; - Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; - Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. |
Đơn vị sự nghiệp công lập |
Chế độ lương |
Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước |
- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; - Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập) |
Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Căn cứ pháp lý |
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008. |
- Khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008; |
Điều 2 của Luật Viên chức năm 2010. |
Trong phần tiếp theo của bài viết này, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ trình bày rõ những hạn chế đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp.
Điểm b Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
…2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
…b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;…”
Theo đó, tất cả những người là cán bộ, công chức, viên chức thì không được đứng tên thành lập doanh nghiệp.
Pháp luật có phần “thoáng” hơn trong vấn đề này khi cho viên chức được phép góp vốn vào doanh nghiệp, miễn là đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Còn đối với cán bộ, công chức thì phải đáp ứng các quy định sau
- Không giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước..
Điều đó có nghĩa là, cán bộ, công chức chỉ có thể tham gia góp vốn tương ứng với loại hình doanh nghiệp như sau:
- Là cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần (không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp);
- Là thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền kinh doanh của đối tượng làm việc trong cơ quan Nhà nước được quy định như sau:
- Tất cả người làm việc trong cơ quan nhà nước được tự do thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người làm việc tại cơ quan nhà nước mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn có quyền tự do thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
- Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần, công ty hợp danh nhưng không được quyền quản lý, điều hành và đảm bảo điều kiện về phạm vi kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: